Trị phong tê thấp thế nào để hiệu quả cao?

1. Phong tê thấp là gì?

Phong tê thấp là một dạng viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi hay đối tượng thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Bệnh phong tê thấp ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, hệ thần kinh, tim mạch… Bệnh này gây đau nhức cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt hằng ngày. Nếu được điều trị sớm, phong tê thấp có thể được xử lý nhanh chóng, ngược lại, càng để lâu thì việc điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

Khám và điều trị phong tê thấp

2. Các triệu chứng thường gặp khi bị phong tê thấp

Bệnh phong tê thấp có nhiều biểu hiện bệnh lý kèm theo. Theo các bác sĩ, triệu chứng của bệnh phong thấp rất đa dạng, điển hình là:

  • Đau nhức xương khớp dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài. Người bệnh cảm thấy  tê bì tại các vùng khớp bàn chân, bàn tay, xương đầu gối, cột sống.
  • Sưng đỏ khớp, cứng xương khi vừa ngủ dậy.
  • Khó cử động chân tay, các cơ bị yếu dần.
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi, cảm thấy khó chịu trong người.

Các triệu chứng kể trên giống với đa phần các bệnh về xương khớp, do đó rất khó để phát hiện bệnh. Tuy nhiên, cần chú ý triệu chứng điển hình nhất của bệnh phong tê thấp chính là tình trạng sưng, đau nặng ở các khớp chân, tay, gối. Đặc biệt là các cơn đau nhức vùng xương sống khiến nhiều người gặp khó khăn ngay cả khi nằm hay ngồi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường như teo cơ, bại liệt hoặc tàn tật suốt đời.

 

3. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

3.1. Điều trị bằng Tây y

Người bệnh sẽ được các bác sĩ kê cho một số loại thuốc trị phong thấp thông thường như:

  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Thuốc chống trầm cảm…
  • Nếu cách thức sử dụng thuốc không mang lại kết quả điều trị, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp.

Điều trị phong tê thấp bằng Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, mạnh. Điều trị với phương pháp Tây y giảm nhanh các cơn đau nhức khó chịu do bệnh gây ra. Nhưng mặt trái của nó là gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa, gan, thận, hệ miễn dịch… Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều lượng thuốc hay thay đổi loại thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Phong tê thấp đầu gối
Điều trị phong tê thấp

3.2. Điều trị bằng thuốc dân gian

Việc điều trị phong tê thấp bằng bài thuốc cổ truyền có tác dụng giải trừ tận gốc nguồn cơn gây ra: bế tắc khí, nhiễm phải ngoại tà (các khí độc). Tùy theo từng thể bệnh các bác sĩ có thể kê từng vị thuốc khác nhau cho phù hợp.

  • Thể trước tý: Thục địa (24g), Tỏa dương, Quy bản (mỗi loại 12g), Bạch thược, Tri mẫu (mỗi loại 8gr), Can khương (20g), Hoàng bá, Trần bì (6gr).
  • Thể hành tý: Thổ phụ linh, Thương nhĩ tử, Hy thiêm (mỗi loại 16g), Phòng phong, Đương quy, Khương hoạt, Bạch thược, Uy linh tiên, Ý dĩ, Tỳ giải (mỗi loại 12gr), Tần giao, Quế chi, Bạch chỉ, Ma hoàng, Bạch Linh (mỗi loại 8gr) và Cam thảo (6gr).
  • Thể thống tý: Thương nhĩ tử, Ý dĩ (mỗi loại 12gr), Thiên niên kiện, Can khương, Thương truật, Uy linh tiên, Xuyên khung, Bạch linh, Bạch thược, Hoàng kỳ, Ngưu tất, Quế chi, Ma Hoàng (mỗi loại 8gr).

3.3 Phương pháp vật lý trị liệu

Ngoài ra, phương pháp vật lý trị liệu như: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, giác hơi, diện chẩn… cũng là một trong những cách trị phong thấp tay chân hiệu quả. 

Tại Phòng khám y học cổ truyền Hoàng Long, các bác sĩ khám và đưa ra chỉ định kết hợp nhiều phương pháp đề tăng hiệu quả hồi phục cho người bệnh mắc phong tê thấp. Phương pháp điều trị kết hợp vừa dung thuốc và sử dụng đa dạng các bài tập vật lý trị liệu để trị dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh và phục hồi xương khớp.

Các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh phong tê thấp
Các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh phong tê thấp

4. PHÒNG TRÁNH PHONG TÊ THẤP

Theo các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh phong tê thấp cần có một chế độ ăn uống khoa học nhằm giúp chống viêm, giảm các triệu chứng bệnh. Cụ thể, bệnh nhân phong thấp nên ưu tiên các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có chứa chất béo omega 3 như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó…
  • Thực phẩm giàu vitamin A, C, E hoặc chất chống oxy hóa cũng có khả năng chống viêm như: quả mọng, quả dâu tây, việt quất, sô cô la đen, hồ đào.
  • Thực phẩm giàu Flavonoid – chất chống viêm và nhiễm trùng như: đậu phụ, chế phẩm của đậu nành, các loại quả mọng, trà xanh, bông cải xanh, nho…
  • Uống ít nhất 2-2,5 lít nước để phòng tránh phong tê thấp

Xem thêm:

Các bệnh đau cơ xương khớp thường gặp

 

PHÒNG KHÁM Y HỌC CỔ TRUYỀN HOÀNG LONG
? Điện thoại: 0965218969 – 033 768 5497
? Website: https://phongkhamhoanglong.com/
?Facebook: https://www.facebook.com/yhoccotruyen.HoangLong
? Địa chỉ: B45-33, Khu B, Geleximco Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Đặt hàng và tư vấn