TRỊ CẢM CÚM BẰNG XÔNG HƠI KHI GIAO MÙA LIỆU BẠN CÓ BIẾT?

Theo dân gian, bệnh cảm mạo còn gọi là thương phong, mạo phong (cảm gió ), ngoại cảm, mạo hàn (cảm lạnh). Đặc biệt, thời tiết giao mùa hoặc khí hậu biến đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại. Sức đề kháng của cơ thể suy yếu. Khí độc (tà khí) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra bệnh. Vậy chúng ta cần điều trị cảm cúm như thế nào hiệu quả mà lại đơn giản.

1. CẢM CÚM LÀ GÌ?

Cảm cúm là chứng do yếu tố gây bệnh từ bên ngoài xâm phạm cơ thể, do môi trường. Thời tiết khí hậu bất thường gây nên gọi chung là Ngoại tà hay Biểu tà. Ngoại tà gồm 6 thứ khí thái quá: Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nắng), Thấp (ẩm), Táo (khô), Hỏa (nóng).
 
Ngoại tà phạm vào bên ngoài cơ thể đã gây bệnh sợ gió, sợ lạnh, phát sốt, mạch phù (nổi) có mồ hôi hoặc không có mồ hôi. Người bị cảm cúm còn thấy đau đầu, đau mình mẩy, tức ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn, đi ngoài, ho, đau họng…
Nếu ngoại tà ở phần nông mà cơ thể không đuổi ra được thì nó đi sâu vào trong, truyền biến rất phức tạp. Thông thường rất ít khi có 1 tà khí gây bệnh mà thường 2-3 tà khí cùng lúc gây bệnh trong đó có Phong tà, vì thế mới nói “Phong vi vạn bệnh chi trưởng” (Phong là nguyên nhân chính gây vạn bệnh).
Xông hơi tại nhà trị cảm cúm

2. CÁCH ĐIỀU TRỊ CẢM CÚM

Các vị thuốc trị cảm cúm đều có vị cay để tán tà khí đi ra ngoài cơ thể, mùi Thơm để diệt khuẩn, làm sạch môi trường, thường chúng có tinh dầu. Sử dụng thuốc Đông y trị cảm cúm nhanh khỏi, sức khỏe sẽ chóng phục hồi.

2.1 BÀI LÁ XÔNG HƠI TRỊ CẢM CÚM

Thường bao gồm các loại lá tươi: bưởi, chanh, mùi già, dâu, cúc tần, đại bi, ngải cứu, củ xả, tía tô, kinh giới, lá tre, bạc hà, hương nhu, hoắc hương, gừng…
Đây là các loại lá tươi vừa hái, sức thuốc mạnh tác dụng nhanh:
– Trị Phong tà: Kinh giới, lá Bưởi, lá Chanh, Cúc tần, Đại bi, lá Mùi.
– Trị Hàn tà: Tía tô, Kinh giới, Cúc tần, Gừng, Xả, Ngải cứu.
– Trị Thử tà: Hương nhu, lá Tre, Hoắc hương.
– Trị Thấp tà: Lá tre, lá Bưởi, Hương nhu, Xả, Cúc tần, Đại bi, lá Mùi.
– Trị Táo tà: Tía tô, lá Dâu.
– Sát trùng, Giải độc: Kinh giới, củ Xả, lá Bưởi, lá Chanh, Hương như, Hoắc hương, Cúc tần, Đại bi, lá Mùi già.
– Trừ đầy bụng: Lá bưởi, Xả, Gừng, Cúc tần, Đại bi.
– Trị đau: Các lá cây có vị cay thơm đẩy tà khí ra khỏi đầu, ra khỏi gân cơ đường kinh lạc thì hết đau.
Tùy theo mức độ cảm cúm và các loại tà khí gây bệnh mà gia giảm các vị thuốc cho phù hợp.
Các loại lá cây trị cảm cúm
Các loại lá cây trị cảm cúm

2.2 CÁCH XÔNG HƠI

✧ Rửa sạch lá cho vào nồi khoảng 3-4 lít nước đun sôi nhỏ lửa 2-3 phút.
(Trước khi xông múc 1 cốc 200-300ml nước xông để uống sau.)
✧ Ngồi xông hơi nơi kín gió trùm chăn mỏng, mở hé vung dần cho hơi thuốc nóng bốc ra.
✧ Hít thở sâu, nếu hơi thuốc bốc ra ít ta mở nắp to hơn rồi dùng đũa cả nguấy nước bốc hơi.
✧ Xông cho đến khi cơ thể ra râm rấp mồ hôi thì dừng.
✧ Dùng nước xông lau rửa khắp cơ thể.
Các vị thuốc trong nồi lá xông có tác dụng đẩy cả sáu tà khí gây bệnh, làm khí huyết lưu thông nên phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
 

2.4 LƯU Ý KHI XÔNG HƠI

– Chú ý cẩn thận phòng bị bỏng nước sôi.
– Xông xong uống cốc nước lá xông để đẩy tà khí từ bên trong, Ăn bát cháo nóng nấu bằng gạo tẻ là tốt nhất.
– Nếu cảm mạo chuyển biến nặng và lâu ngày không khỏi, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất đế điều trị.
 

3. Điều trị cảm cúm tại Phòng khám y học cổ truyền Hoàng Long.

Phòng khám y học cổ truyền Hoàng Long ứng dụng những bài thuốc dân gian, những liệu pháp điều trị hiệu quả. Các phương pháp đẩy ngoại tà (khí độc) ra biên ngoài cơ thể. Người bệnh bị mắc cảm cúm sẽ thấy nhẹ nhõm sảng khoái. Việc tăng cường sức khỏe bằng các phương pháp tự nhiên cũng giúp mọi người phòng tránh cúm mùa hiệu quả.
Phòng khám Hoàng Long chữa cảm cúm
Phòng khám Hoàng Long chữa cảm cúm

Xem thêm: 3 Kỹ thuật chữa đau cổ vai gáy hiệu quả

 
 
 
 

 

 
 

Đặt hàng và tư vấn